• Trang Nhà
  • Công Trình Xây Dựng
    • Xây Trường Học
    • Xây Nhà Tình Thương
    • Xây Cầu
    • Xây Giếng
    • Mượn Vốn
  • Học Vấn
    • Xây Trường Học
    • Thư Viện và Sách
    • Học Bổng
    • Xe Đạp Cho Học Sinh Nghèo
    • Quà – Quần Áo Cho Học Sinh
  • Y Tế
    • Giúp Người Nghèo Chữa Bệnh
    • Bệnh Viện Di Chuyển
    • Quà Cho Người Bệnh & Nghèo
    • Quà cho Nguời Già Neo Đơn
  • Cứu Trợ
    • Việt Nam
    • Ấn Độ
    • Mỹ
    • Nê-pal
    • Nhật
    • Phi Luật Tân
  • Đóng Góp
    • Công Trình & Đơn
    • Biên Bản Hàng Năm
    • Thư Cám Ơn
  • Hội Từ Bi
    • Giới Thiệu
    • Liên Lạc
    • Chương Trình – Bản Đồ Tổ Chức
    • Bài Viết

Welcome to Tu Bi Foundation

Find us on Map
tubifoundation@gmail.com
Language
  • lang English
  • lang Vietnamese
Login

Login
Tu Bi FoundationTu Bi Foundation
Tu Bi FoundationTu Bi Foundation
  • Trang Nhà
  • Công Trình Xây Dựng
    • Xây Trường Học
    • Xây Nhà Tình Thương
    • Xây Cầu
    • Xây Giếng
    • Mượn Vốn
  • Học Vấn
    • Xây Trường Học
    • Thư Viện và Sách
    • Học Bổng
    • Xe Đạp Cho Học Sinh Nghèo
    • Quà – Quần Áo Cho Học Sinh
  • Y Tế
    • Giúp Người Nghèo Chữa Bệnh
    • Bệnh Viện Di Chuyển
    • Quà Cho Người Bệnh & Nghèo
    • Quà cho Nguời Già Neo Đơn
  • Cứu Trợ
    • Việt Nam
    • Ấn Độ
    • Mỹ
    • Nê-pal
    • Nhật
    • Phi Luật Tân
  • Đóng Góp
    • Công Trình & Đơn
    • Biên Bản Hàng Năm
    • Thư Cám Ơn
  • Hội Từ Bi
    • Giới Thiệu
    • Liên Lạc
    • Chương Trình – Bản Đồ Tổ Chức
    • Bài Viết
04 Th2

Báo Cáo Tổng Kết Năm 2009

Bài Viết, Hội Từ Bi

Kính thưa quý ân nhân và đồng hương;

Năm 2009, tổng số tiền TỪ BI FOUNDATION đã quyên góp được 120,000 US$ gồm chương trình từ thiện và cứu trợ bão lụt. Đặc biệt năm nay chương trình cứu trợ bão lụt được đóng góp do nhiều bàn tay và trái tim của nhiều thế hệ. Từ các em học sinh tại các trường Việt Ngữ cho đến quý cụ, quý bác và quý anh chị từ nhiều tiểu bang: Houston, California, Florida, Virginia, Maryland, Washington D.C…

Lòng vị tha của quý vị đã sưởi ấm và mang niềm hạnh phúc đến vô số gia đình qua các chương trình học bổng, phát quần áo mới cho trên 2000 học sinh mẫu giáo từ Bắc vào Nam, cứu đói khẩn cấp khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, cứu giúp người nghèo chữa bệnh trong những lúc tuyệt vọng, xây dựng trường học dân lập, xây nhà bếp cho học sinh bán trú tại các vùng Tây Nguyên, xây giếng nước, nhà tình thương, cầu bê tông kiên cố ở các vùng quê nghèo…

Từ Bi Foundation xin chân thành tri ân và cảm niệm công đức của quý ân nhân. Điều này đã nói lên sự tin tưởng của quý vị đối với Từ Bi Foundation trong các công tác từ thiện giúp người bớt khổ tại quê nhà. Sự tin tưởng đó đã là niềm khích lệ to lớn cho các thiện nguyện viên của Từ Bi, những người đang làm công tác từ thiện và cứu trợ người dân đang gặp khó khăn….

Từ Bi Foundation tại Hoa Kỳ xin chân thành cảm niệm công đức và tri ân ơn quý Thầy, Sư Cô và quý anh chị Phật tử, thiện nguyện viên tại Viêt Nam đã kiên nhẫn, hy sinh, nỗ lực làm việc một cách thầm lặng nhằm giúp người bớt khổ, nhanh chóng và kịp thời thực hiện các công tác cứu trợ khẩn cấp vì thiên tai từ khắp các tỉnh miền Trung đến vùng Tây Nguyên.

Nhìn lại 1 năm qua: Dù là công tác từ thiện, Từ Bi mong địa phương có trách nhiệm bảo trì những chương trình Từ Bi đã cho xây dựng. Với tinh thần Từ Bi cùng dân chúng địa phương làm từ thiện, nhưng không để cho địa phương chỉ biết trông chờ vào sự giúp đỡ của Từ Bi. Các chương trình xây dựng đều có sự đối tác của địa phương từ 40-50%.

Xin click vào link dưới đây để đọc bài báo cáo.
Tu Bi Newsletter 2010
Danh Sach Cuu Tro Bao Lut 2009

Read More
30 Th11

Báo Cáo Chương Trình Cứu Trợ Bão lụt Miền Trung và Tây Nguyên

Bài Viết, Hội Từ Bi

Báo Cáo Chương trình Cứu Trợ Bão lụt Miền Trung  và Tây Nguyên

tháng 10-11 năm 2009

Kính thưa quý ân nhân và quý đồng hương;

Cơn lụt mỗi năm!

Năm 2009 , tai trời ách nước lại thêm hoạ người tàn phá môi sinh đã gây nên thảm cảnh kinh hoàng với những hậu quả khôn lường. Cơn bảo số 9 tiếp theo cơn bảo số 11 đã khiến cho hàng trăm người thiệt mạng, hằng ngàn người mất cha mất mẹ, hằng triệu người trở thành kẻ trắng tay sau một đêm kinh hoàng. Đứng trước thảm cảnh thương tâm của đồng loại, một lần nữa, Quỹ Cứu Trợ của Từ Bi Foundation lại được thiết lập và công tác cứu trợ lại đã và đang được tiến hành.

Thông qua hoạt động của TỪ BI FOUNDATION-TEXAS- HOA KỲ, tính đến ngày 30/11/2009, ngân quỹ cứu trợ của Từ Bi Foundation đã nhận được 36,729 U.S$ từ các tiểu bang Houston, California, Florida, Virginia, Maryland, Washington D.C… Từ Bi Foundation xin chân thành tri ân và cảm niệm công đức trước tấm lòng từ tâm và bác ái của quý ân nhân. Điều này đã nói lên sự tin tưởng của quý vị đối với Từ Bi Foundation trong các công tác từ thiện giúp người bớt khổ tại quê nhà. Sự tin tưởng đó đã là niềm khích lệ to lớn cho các thiện nguyện viên của Từ Bi, những người đang làm công tác cứu trợ người dân lâm nạn.

 

Kính thưa quý vị,

Tính cho đến nay, Từ Bi đã chi tiêu cho chương trình cứu trợ tại Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Kontum, Phú Yên và Bình Định là $20,600 U.S, bao gồm chương trình phát quà học sinh ($5,400) và cứu trợ phẩm vật ($15,200).

1.  Từ ngày 1/11/09 đến 9/11/09, Từ Bi đã phát quà học sinh tại Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi và Kontum với số tiền là $5,400 USD (đặc biệt chương trình này được đóng góp bởi TừBi, Trường Việt Ngữ Thăng Long tại Virginia, cựu sinh viên Marie Curie 85-88), cụ thể là 1700 phần quà cho học sinh các trường tiểu học tại các vùng bị lụt: gồm áo ấm, vở+bút viết:

605 phần quà cho 7 trường tại Triệu Thành, Hải Thiện, Hải Thọ, Hải Trương, Hải Hịa, Hải Tân, Hải Lăng tỉnh Quảng Trị

  • 250 phần cho 2 trường Phú Mỹ, Phú Hậu tại Huế
  • 373 phần cho 1 trường tại Kontum – Đắk Na
  • 365 phần cho 5 trường tại Quảng Ngãi: TTH Tinh Hoa, Tinh Khue, tinh Long, Tinh Phong va Tinh Thien.

2.  Ngày 9/11/2009 Sư Như Minh và đoàn từ thiện phát 350 phần quà tại Phú Yên gồm gạo, mì và tiền mặt. Ngày 14/11/09, Thầy Viên Trí đã phát 500 phần quà vở cho học sinh tiểu học và trung học huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Đồng thời Từ Bi cũng đã phát dép và áo quần mới cho dân chúng trong vùng lũ. Tuỳ nhu cầu của mỗi vùng để Từ Bi phát quà. Của ít lòng nhiều, mang niềm hạnh phúc cho các em học sinh. Tổng số tiền là $5400 USD.

3.  Ngày 21/11/2009 Thầy Nhuận Phước cùng chư Tăng và Phật tử chùa Khải Đoan ở Ban Mê Thuộc, đại diện Từ Bi Foundation phát 535 phần quà tại Komtum- Đắc na, phẩm vật gồm có : mì gói, mền, dầu ăn, sữa, đường, bộtt nêm, muối, bánh và áo quan (cho trẻ em) trị giá 5,000USD. Trong đợt phát quà này, Chùa Khải Đoan ở Buôn Mê Thuộc đã tặng 5350 kg gạo. Đây là nơi mà chưa có hội đoàn nào đến phát quà cứư trợ.

4.  Ngày 25/11/2009, khi mọi gia đình tại Mỹ đang xum họp, cùng nhau ăn mừng nhân ngày lễ tạ ơn: để cám ơn xã hội, ơn cha mẹ, sư truởng, thầy cô giáo, bạn bè và gia đình …thì tại Việt Nam, Từ Bi cũng đã mang đến niềm vui cho 300 gia đình và 600 học sinh tại 3 xã Phước Hiệp, Phước Sơn và Phước Thắng của huyện Tuy Phước, Bình Định với trị giá là 5000USD; đặc biệt, lần  này Từ Bi chuẩn bị quà cứu trợ theo yêu cầu của người dân vùng lũ, mỗi phần quà gồm có: 1 thùng đựng nước 45 lit, 1 cái mùng, 1 cái mền, 1 cái ấm nước, 1 nồi nấu thức ăn, 2 khăn lau và 1 bao bột giặc. (Chương trình được hãng Concept Solutions ở Fairfax, VA ; và gia đình phât tử Huyền Quang đóng góp (quà học sinh)) .

Ngoài ra, Từ Bi tặng 25 phần quà cho 25 gia đình có thân nhân qua đời vì bão lụt. Mỗi gia đình sẽ nhận phần quà kể trên và số tiền mặt. Tổng giá trị mỗi món quà là 30U.S. http://tubifoundation.shutterfly.com/3449?size=All&startIndex=0

 

Kính thưa quý vị,

Sau khi cơn bão đi qua, mặc dù đã có rất nhiều đoàn từ thiện trong nước cũng như ngoài nước đã đến giúp đỡ tiền bạc, áo quần, mềm mùng, gạo, mì gói… cho các vùng bị thiệt hại trong cơn hồng thuỷ vừa qua, nhưng sự mất mát của đồng bào trong vùng lũ là quá lớn, hậu quả do cơn bão tàn phá là không thể tính toán bằng con số. Bởi vì, hiện nay, hàng vạn gia đình đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất; hàng ngàn căn nhà bị đổ nát; nông nghiệp, mùa màng bị hư hại; dưới đất là bùn, trên đầu là nắng, như lời nhà báo Hàng Chức Nguyên đã tâm sự trên tuoitreonline:

“Miền Trung bão lũ lại về. Ở đâu cũng vậy, thiên tai bão lũ bao giờ cũng giáng xuống trước hết với người nghèo. Người nghèo ở vùng đất nghèo có gì đâu để che chắn chống đỡ với đất với trời. Miền Trung ơi, sao lại thế này… Quả là không hiểu được, không thể chịu đựng được, …, không còn mái nhà thì che bạt che lá mà ở, không còn thóc gạo thì có cái gì cứ sẻ chia nhau, thì moi khoai moi củ, bứt rau bứt lá mà ăn. Các thầy cô, các em học sinh không còn trường còn lớp thì vào nhà kho, vào trụ sở dạy, học. Bông băng trôi ướt thì các y tá y sĩ lấy giẻ đun sôi băng bó vết thương…

Và cái dao cái cuốc lại nằm chắc trong đôi bàn tay sần chai của những người đàn ông, chiếc đòn gánh lại oằn trên vai sần chai của những người phụ nữ: người dân nghèo miền Trung lại ra ruộng ra vườn làm lại từ đầu cuộc sống nghèo khó và nghĩ về ngày mai”.

Có lẽ, những con người thiếu may mắn, khốn khổ này đang thầm lặng suy nghĩ và cầu nguyện một phép mầu sẽ xảy ra để giúp họ tìm lại được những niềm vui trong cuộc sống hằng ngày! Có lẽ, những trẻ thơ trong vùng gặp nạn đang mơ ước ông Bụt sẽ xuất hiện trong cuộc đời để nụ cười lại nở trên môi, cho các em lại được đùa giỡn vui chơi trong cái tuổi hồn nhiên và đầy thơ mộng.

Theo chúng tôi, phép mầu ấy đã và đang xảy đến với những mãnh đời bất hạnh kia. Chính tình thương vô bờ bến của các ân nhân đang là phép mầu làm cho đồng bào bị nạn đang cảm thấy ấm lại trong cái giá lạnh của thiên tai. Chính sự sẵn lòng cứu giúp của cộng đồng người Việt hải ngoại đã khiến cho thế hệ trẻ thơ đang trải qua những mất mát, đau thương này có được một niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Quý vị chính là những ông Bụt, bà Tiên đang đem lại những sự đổi thay cho mảnh đời khốn khổ. Mọi sự đóng góp của quý ân nhân là một chiếc phao vô cùng ý nghĩa đối với những con người đang phải lặn hụp trong cái đói, cái khát sau cơn ác mộng vừa qua. Kính chúc quý ân nhân và đồng hương cùng gia quyến luôn được an lành và hạnh phúc.

Một lần nữa, Từ Bi Foundation xin trân trọng biết ơn quý ân nhân và quý đồng hương luôn có niềm tin và ủng hộ Từ Bi trong mọi công tác từ thiện tại Viêt Nam . Cuộc cứu trợ vẫn còn tiếp tục, vì tết năm nay sẽ khó khăn rất nhiều cho dân chúng vùng lũ !

Chúng tôi luôn chờ đợi được tiếp nhận sự đóng góp của quý đồng hương.

Kính chúc quý ân nhân và đồng hương cùng gia quyến luôn được an lành và hạnh phúc.

(Danh sách đóng góp cứu trợ bão lụt đợt 1 và đợt 2).

 

Từ Bi Foundation

Mọi đóng góp (tax deductable), xin gởi về một trong hai địa chỉ sau đây:

1.  Từ Bi Foundation (VN Flood Disaster Rescue Fund)
10002 Synott Rd
Sugar Land, TX 77498

 

2.  Từ Bi Foundation (VN Flood Disaster Rescue Fund)
4901 Powell Road
Fairfax, VA 22032

 

Xin click vao day de xem toan the ban bao cao.

2009.11.30 TuBiReport 2009

 

Read More
26 Th11

Xin Cám Ơn Cuộc Đời

Bài Viết, Hội Từ Bi

Từ Bi xin gởi đến quý đồng hương bài viết rất xủc động nhân mùa Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)

“Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”

 

Xin Cám Ơn Cuộc Đời

Thứ Năm tới, tuần lễ cuối của tháng 11, sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề “Xin Cám Ơn Cuộc Đời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: “Chỉ với một nụ cười…” Tựa đề mới được đặt lại theo tinh thần bài viết.

*  *  *

Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, “Dân ngoại quốc sao mà… “quởn” quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để người ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà…”

Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình.

Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.

Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.

Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn mười mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy người làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà dưỡng lão.

Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm trước ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.

Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:

 

Dear Thanh,

My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.

Thank you, very much, for your smile…

Rồi bà ôm tôi và bà chảy nước mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình ướt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cười, mà tôi đã có thể giúp cho một con người có thêm nghị lực để sống còn.

Đó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.

Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc trước khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ đến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm trước. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn ước nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nước mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:

 

My dear Thanh,

I am thinking of you until the last minute of my life.

I miss you, and I miss your smile…

I love you, my “daughter”.. .

Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, người “Mẹ American” đã gọi tôi bằng tiếng “my daughter”…

Trước mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.

Mãi cho đến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của người bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã “cảm” được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.

*  *  *

 

Thông thường thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi người đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho người mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (tuckey).

Từ mấy tuần trước ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có… Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi người ăn nhậu.

Người Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thường làm món gà ta, “gà đi bộ.” Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Đạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần trước ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi hướng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.

Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm đến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thêå tham gia vào những buổi “Free meals” tổ chức bởi các Hôäi Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những người không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những người dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, người da vàng cũng có, và có cả người Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều người không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp…để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.

Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều người đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…

Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều người khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một ơn sủng của Thượng Đế. Như tôi đây, có được ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…

Cám ơn quê hương tôi -Việt , với 2 mùa mưa nắng, với những người dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê người…

Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua…

Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….

Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên người, đã truyền cho con biết bao kiến thức đêå con trở thành một người hữu dụng cho đất nước, xã hội…

Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê người, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại…

Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm – buồn vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để mà lưu luyến cả…

Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã “nuôi”tôi cả mấy năm trời Đại học, bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nho,û hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.

Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật…

Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…

Cám ơn những người tình, cả những người từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết được cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.

Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương…

Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc đời, để nhận ra cuộc sống này là vô thường… để từ đó bớt dần “cái tôi”- cái ngã mạn của ngày nào…

Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:

“Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”

Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những người đã từng giúp đỡ tôi. Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thương Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải được cho đi, và phải được đón nhận, bởi lỡ mai này, những người thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?

Xin cho tôi được một lần, nói lời Tạ Ơn: Cám ơn lắm, cuộc đời này…

Hoàng Thanh
Mùa Thanksgiving 2009

2009.11.26 Xin Cám Ơn Cuộc Đời

2009.11.26 Xin Cám Ơn Cuộc Đời PowerPoint

 

Read More
08 Th11

Miền Trung ơi, sao lại thế này!

Bài Viết, Hội Từ Bi

TT – Những con số bình thường 8, 9, 10, 11 … bỗng trở thành nỗi ám ảnh của đồng bào miền Trung: bão số 9 chưa tan hẳn thì bão số 10 đã lờn vờn ngoài xa.  Ơn trời, bão số 10 đã lặn đi.  Nhưng khi trời chưa kịp hửng nắng, dân miền Trung chưa kịp xóa đi những hãi hùng, lo toan thì bão số 11 ập đến…

Và ác nghiệt thay, cùng với những cơn bão là những cơn lũ dữ ầm ào, cuồn cuộn đổ về…  Trong cơn bàng hoàng, từ miền Trung, nhiều người thân của tôi gọi vào, chỉ thốt lên: “Miền Trung mình, sao lại thế này…”.

“Sao lại thế này…”. Đó không là câu hỏi, không là lời than, mà là bày tỏ một điều gì không thể lý giải, không thể hiểu, không thể chịu đựng được nữa.  Hiểu sao được, chịu đựng sao được khi mà hàng trăm nấm mồ của người dân miền Trung chết vì bão lũ cỏ chưa kịp mọc, vết thương của hàng trăm người dân miền Trung chưa kịp lành thì bão lũ lại về và hàng trăm gia đình miền Trung lại vang lên tiếng khóc than người thân.

Hiểu sao được, chịu đựng sao được khi hàng vạn mái nhà trôi sập, trống lốc trống trơn vừa được người dân miền Trung quơ nhặt lại những cái gì có thể để chắn che thì gió bão như những bàn tay bạo tàn nhất lại giật phăng đi.

Miền Trung bão lũ lại về. Ở đâu cũng vậy, thiên tai bão lũ bao giờ cũng giáng xuống trước hết với người nghèo.  Người nghèo ở vùng đất nghèo có gì đâu để che chắn chống đỡ với đất với trời.

Miền Trung ơi, sao lại thế này…   Quả là không hiểu được, không thể chịu đựng được, nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn, cuộc sống không dừng lại một giây một phút nào để chờ đợi một phép mầu, phải bước tới và người dân miền Trung lại lặng lẽ, gan lì bước tới: không còn mái nhà thì che bạt che lá mà ở, không còn thóc gạo thì có cái gì cứ sẻ chia nhau, thì moi khoai moi củ, bứt rau bứt lá mà ăn.   Các thầy cô, các em học sinh không còn trường còn lớp thì vào nhà kho, vào trụ sở dạy, học.   Bông băng trôi ướt thì các y tá y sĩ lấy giẻ đun sôi băng bó vết thương…

Và cái dao cái cuốc lại nằm chắc trong đôi bàn tay sần chai của những người đàn ông, chiếc đòn gánh lại oằn trên vai sần chai của những người phụ nữ: người dân nghèo miền Trung lại ra ruộng ra vườn làm lại từ đầu cuộc sống nghèo khó và nghĩ về ngày mai.

HÀNG CHỨC NGUYÊN (tuoi tre online)

Kính mời quý ân nhân và quý đồng hương đọc lá thư kèm theo.

2009.11.08_ThuGoiAnNhan_CuuTroBaoLut

 

Read More
14 Th10

Câu chuyện Cổ Tích – Quỳnh Loan

Bài Viết, Hội Từ Bi

Chắc hẳn các anh chị còn nhớ Qưỳnh Loan với đôi môi thâm đen, da tím tái, các ngón chân tay sưng to, không đi đứng được vì ngón chân đau, ba mẹ cháu phải bồng trên tay, ở trong cái chòi giữa cánh đồng quanh tre, mùa đông gió lồng, lạnh buốt mà cháu ngủ trên vạt tre có trải tấm nylon…, 11 tuổi, cháu Quynh Loan chưa hề đến trường học, không có bạn bé, cứ ở ru rủ trên chòi, khó thở triền miện và rất hay khóc.  Ba Mẹ cháu cho biết trước đây bác sĩ tiên đoán cháu chỉ sống đến năm 12 tuổi! và bây giờ, đến khi 12 tuổi, điều kỳ diệu đã đến với cháu …

Sau khi được bác sĩ Thành phẫu thuật, dần dần cháu đã hồi phục: bây giờ môi da hết thâm đen, hết khó thở, chay nhảy chơi đủa như những đứa trẻ khác, cười nói liên tục.  Cháu đã tự đi bộ đến trường để học lớp 1 và ở lớp rất hay phát biểu, nhanh nhen.   Cháu thích đi học lắm.  Đó là 1 diệu kỳ thứ nhất!

Điều kỳ diệu thứ hai: Nhờ sự giúp đỡ của Hội Từ Bi chùa Việt Nam Texas, Hội Les Amis de Hue, các anh chị trong và ngoài nước đã hết lòng thưong yêu, giúp đỡ cho cháu trong thời gian ở bệnh viện và đã đóng tiền để giúp cho cháu có được một ngôi nhà rất khang trang, xinh xắn, cao ráo và chắc chắn. Nhớ lại cái chòi trước kia của gia đình cháu, chúng tôi cũng ngỡ ngàng… như câu chuyện cổ tích.

Khi chúng tôi (Cô Liễu Duyện đại diện cho Hội Từ Bi ở Mỹ về, anh Toại, anh Hoan, chị Thuỷ Tiên, chi Linh, Chị Thu, tôi (Minh Minh) và em Thành (sinh viên ngành báo chí, người đã viết bài về Quỳnh Loan đăng trên báo Dân Trí)) đến thăm cháu.  Cháu QL chạy ra đòn tiếp và cười liên tục, ba mẹ cháu tươi tắn vui vẻ lắm. Ba cháu cứ bảo “Cháu Quỳnh Loan như được sinh lại lần 2”.  Nhà cháu lát gạch hoa, phòng ngũ có giường nệm và tủ đàng hoàng, bếp, toilet đẹp, sạch.  Tất cả ngoài sức tưỏng tượng.

Thay mạt cho gia đình cháu, chúng tôi vô cùng cảm ơn các anh chị đã thương yêu giúp đỡ cho cháu có được những điểu kiện sống tốt đẹp, bù đắp cho 11 năm đau khổ quá xá…

Minh Minh

Read More
02 Th9

Nhật Ký Lào Cai – Bắc Hà – Si Ma Cai (Hà My)

Bài Viết, Hội Từ Bi

Thời tiết quá xấu cho chuyến đi, tàu lửa từ Hà Nội về đến Lào Cai trễ mất 2 tiếng. Xe từ Bắc Hà ra ga đón chị em chúng tôi (chị Việt Ly, chị Hà My, chị Bảo Hạnh và chị Liễu Duyên) để đưa về Bắc Hà chuẩn bị hành trình cho ngày mai – Huyện Simacai đang chờ đoàn lên. Xe chúng tôi đi trong mưa, đường lên Bắc Hà chênh vênh theo triền núi. Một bên là vách đá đứng sựng, một bên là vực sâu hun hút. Phía trước đầu xe chừng 3 mét là không thể thấy gì vì mây giăng mù lối. Tôi có cảm giác là chúng đi đang đi lạc vào một vùng mây trắng bay…

Mưa vẫn đẫm, phố núi nhòa nhạt…Mây mù che phủ cả đường lộ dẫn chúng tôi về Bắc Hà. Xe chầm chậm bò quanh những khúc cua một cách nặng nề chợt chúng tôi như lặng người đi khi thấy 3 em bé chăn bò ven đường. Trời lạnh như thế mà 1 bé trai trần truồng chân đất (theo anh chị ) chừng 2,3 tuổi không có một mảnh vải trên người. Xe dừng lại, 4 chị em vội vàng lấy bánh, kẹo, quần áo mới mặc vào cho em.

Mắt ai cũng ngân ngấn lệ… Khóc trong lòng với 4 chữ ” Lực bất tòng tâm”. Thôi đành vậy… Biết làm gì đây khi một vài hạt muối không thể mặn được cả một vùng hồ rộng lớn…

Gặp em trên đường đi không một mảnh vải…

Tuổi thơ em nhỏ đây sao?
Mình trần chân đất, chăn trâu giữa đàng
Simacai, đất núi thênh thang
Tìm đâu một giấc mơ ngoan cho người?
Xin cho em lại nụ cười
Để em tròn giấc mơ đời thắm xinh
Đường đèo, dốc núi chênh vênh
Muôn ngàn mây trắng lênh đênh phận người
Mang cho em tiếng ru hời
Để em ấm áp tình người bao la???

Hà My – Lào Cai ngày 2 tháng 9, 2008

Read More

Contact Us

We're currently offline. Send us an email and we'll get back to you, asap.

Send Message
Together we can make a difference

Bài Mới – Recent Posts

  • Cúng Dường Trai Phạn Thập Phương Tăng – June 30, 2021
  • Tặng quà vùng xa Bodhgaya 2021.06.26
  • Free Meal Amkola village 2021.06.25
  • Giếng Nước Tịnh Thuỷ – Cà Mau

Archives

Lịch – Calendar

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
« Th6    

Liên Lạc

Từ Bi Foundation (Houston)
Chùa Việt Nam
10002 Synott Road
Sugarland, TX 77498
www.vnbc.org
Tel: Chùa 281-575-0910
Tel: Phương Anh 281-635-4819

Từ Bi Foundation (Virginia)
5257 Dunleigh Dr
Burke, VA 22015
Tel: Liễu Duyên 571-437-6997


Trang Web Cũ

© 2023 · Powered by Universal Compassion - Do Lực Từ Bi Bao Quát